Tiếp nhận Nếu đi hết biển

Tại thời điểm ra mắt, cuốn sách đã gây nên những tranh cãi đặc biệt, có lúc gay gắt trong cộng đồng người Việt hải ngoại.[8][9][10] Nhưng theo Trần Văn Thủy, sách vẫn được nhiều người tìm mua và nhanh chóng bán hết, sau đó tiếp tục tái bản lần hai năm 2004.[4][11] Nhiều tiếng nói trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, đa số người là tị nạn chính trị và theo chủ nghĩa chống cộng, đã phê phán cuốn sách theo hướng nặng nề. Không chỉ tác giả bị chỉ trích mà cả những nhân vật tham gia phỏng vấn trong sách cũng vướng vào những lời tấn công, quy chụp từ nhiều phía.[12][10] Cá biệt tác giả Trần Nghi Hoàng đã viết một cuốn sách xuất bản năm 2004 với tựa đề Trần Văn Thủy: Chuyện không tử tế để phản bác toàn bộ công trình và chỉ trích đạo diễn.[13] Những ý kiến cáo buộc này đều cho rằng sách phát hành có chủ đích trong hoàn cảnh một nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đang được triển khai tại cộng đồng người Việt hải ngoại,[lower-alpha 1] cùng với đó là việc hầu hết nhân vật được phỏng vấn trong sách là những người tị nạn cộng sản.[16]

Viết trong một bài phê bình dài đăng trên báo năm 2005, nhà báo Đinh Từ Thức nhận xét cuốn sách là "một cố gắng vận động hòa giải", nhưng vấn đề đặt ra và đề cập đến đã "cho thấy cố gắng này khó thành công [...] hướng dẫn người đọc hiểu không đúng về vấn đề hòa giải". Trong đó, ngoài dành lời khen cho một số khía cạnh của sách, ông đã chỉ ra những sai lầm trong nhận định của Trần Văn Thủy về chính quyền Việt Nam sau 1975 và tính dân tộc Việt. Tác giả cũng phân tích quan điểm của một số nhà văn được phỏng vấn trong tác phẩm để liên hệ cũng như làm rõ các vấn đề hòa giải dân tộc Việt Nam và căn nguyên của sự xung đột bắt nguồn từ tầng lớp chính trị thay vì người dân hai miền.[3]

Trong chính quyền Việt Nam, cuốn sách đã không được chấp nhận và phổ biến trong nước.[10][17] Từng có nhà xuất bản tại Việt Nam muốn in sách nhưng Trần Văn Thủy yêu cầu phải giữ "đúng từng dấu chấm, dấu phẩy".[5] Tuy nhiên, những trích đoạn trong truyện vẫn được các tờ báo tại Việt Nam trích dẫn và sử dụng thường xuyên.[18][19][20][21] Trong cuốn sách Chuyện nghề của Thủy hoàn thành 10 năm sau đó, một số chương của Nếu đi hết biển cũng đã được Trần Văn Thủy đưa vào sách để giới thiệu bạn đọc Việt Nam trong nước.[6]

Tiêu đề của quyển sách từng được chương trình Ngày trở về của Đài Truyền hình Việt Nam lấy làm tiêu đề cho một chủ đề phát sóng năm 2014.[22] Chương trình này do Tạ Quỳnh Tư đạo diễn và đã đoạt giải B giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013.[23][24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nếu đi hết biển https://web.archive.org/web/20230506182236/https:/... https://www.worldcat.org/oclc/224782776 https://books.google.com.vn/books?id=oFEpGwAACAAJ https://anyflip.com/mhnd/vcta/ https://www.worldcat.org/oclc/808653869 https://damau.org/3973/chuyen-di-ve-doc-neu-di-het... https://hoanghaithuy.wordpress.com/2008/01/16/d%E1... http://www.nguoidan.com/Neu%20Di%20Het%20Bien-Cong... https://hoanghaithuy.wordpress.com/2008/01/16/ch%E... https://hoanghaithuy.wordpress.com/2008/01/16/ch%E...